Text

MẸ BẦU ĂN GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

MẸ BẦU ĂN GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Loại bỏ trái cây ra khỏi chế độ ăn hàng ngày vì nghĩ rằng loại thực phẩm này khiến đường huyết tăng là một quan niệm sai lầm. Đặc biệt, mắc tiểu đường thai kỳ, trái cây đóng vai trò quan trọng để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, đó là trái cây nào, hãy để Morning Fruit giải đáp cho bạn trong bài viết này nhé! 

1. Tiểu đường thai kỳ là gì? 

Tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) là bệnh lý xảy ra khi lượng đường có trong máu bị rối loạn trong thời kỳ mang thai. Trong thời gian mang thai bệnh sẽ phát triển mạnh và biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mẹ bầu mắc tiểu đường chiếm khoảng từ 2-10%. 

Các đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ là phụ nữ mang thai trên 30 tuổi hoặc người thân và bản thân có tiền sử bị tiểu đường. Ngoài ra, nếu mẹ bầu từng bị tiểu đường ở những lần sinh trước hay thừa cân trước khi mang thai và khi đang mang thai đều có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ. 

2. Tác hại của tiểu đường thai kỳ  

Mặc dù tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp ở mẹ bầu, nó vẫn đem lại nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. 

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ảnh hưởng đối với người mẹ 

So với người khỏe mạnh, thai phụ bị tiểu đường có khả năng gia tăng huyết áp cao gấp 4 lần. Hơn nữa, căn bệnh này còn làm tăng tỷ lệ sảy thai, thai lưu, sinh non, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu và viêm đài bể thận. Các mẹ bầu mắc tiểu đường sẽ có nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 và dễ gặp các biến chứng về sau. Ngoài ra, họ cũng dễ bị tăng cân quá mức, béo phì sau sinh nếu không tuân thủ theo một chế độ ăn khoa học và tăng cường luyện tập. 

Ảnh hưởng đối với thai nhi 

Đái tháo đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 3. Thai có thể không phát triển, xảy ra hiện tượng sảy thai và dị tật bẩm sinh ở giai đoạn 3 tháng đầu. Vào giai đoạn 3 tháng cuối, sẽ có tình trạng tăng tiết insulin, khiến thai tăng trưởng quá mức làm cản trở quá trình sinh nở. Ngoài phát triển chậm, chết lưu thì về lâu về dài trẻ có thể bị thừa cân, béo phì. Khi lớn trẻ sẽ sớm bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và tâm thần – vận động có thể bị rối loạn. Đối với trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị tiểu đường, khi đến độ tuổi 19 đến 27, có nguy cơ tiểu đường và tiền tiểu đường gấp 8 lần những đứa trẻ khác. Ngoài ra, là những ảnh hưởng khác như bệnh đường hô hấp, tử vong ngay sau sinh và vàng da. 

3. Tầm quan trọng của việc bổ sung trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường 

Trái cây là loại thực phẩm chứa 2 nhóm chất xơ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có trong trái cây giúp giảm lượng cholesterol xấu, khiến chúng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Hạn chế tăng đường huyết và ung thư trực tràng lại là chức năng của chất xơ không hòa tan. Trái cây còn đem đến lượng lớn chất chống oxy hóa, vitamin A và C giúp cải thiện đề kháng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trái cây dồi dào những khoáng chất Natri, Kali, Canxi và vitamin B, chúng đều đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của mẹ và phát triển của bé. Do vậy, lựa chọn trái cây một cách hợp lý, khôn ngoan sẽ đem lại lợi ích đáng kể khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. 

4. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? 

Cam 

Một trái cam có thể cung cấp 78% lượng vitamin C cần có trong 1 ngày và các chất như kali, axit folic giúp điều hòa huyết áp và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn bổ sung nước, hỗ trợ hấp thụ sắt vào cơ thể, là chất chống oxy hóa giúp ngăn các tế bào bị tổn thương. Cam được xếp vàp một trong những loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường vì 1 quả cam chỉ chứa 15g carb và 62 calo, cực kì tốt cho người mắc tiểu đường.  

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bưởi 

Cũng giống như cam, bưởi là loại quả rất tốt cho bà bầu bị đái tháo đường. Chúng làm giảm tình trạng mắc đột quỵ, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch và giúp lượng đường trong máu ở mức ổn định. Mẹ bầu có thể bổ sung nửa trái bưởi mỗi ngày để cải thiện tình trạng tiểu đường, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. 

Các loại quả mọng 

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Những loại trái cây như việt quất, mâm xôi, dâu tây... có hàm lượng đường tương đối ít, chúng giàu chất chống oxy hóa và chất xơ. Carbohydrate phức hợp có trong những loại quả này giúp bổ sung năng lượng cần thiết, nuôi dưỡng em bé phát triển. Sử dụng một cốc việt quất vào bữa ăn nhẹ có thể giúp bạn bổ sung 84 calo và 21g carb mỗi ngày. 

Táo  

Một loại trái cây cực kì phù hợp với các mẹ bị đái tháo đường thai kỳ vì táo chứa 8,73mg vitamin C và 4g chất xơ nhưng chỉ có 95 calo và 25g carbs. Táo còn chứa vitamin A, kali và pectin – giúp cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Giàu chất chống oxy hóa nên táo còn có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng cường hàng rào miễn dịch. 

Đào 

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Đào là một quả thơm ngon có chỉ số đường (GI) thấp phù hợp với người bị tiểu đường mà nhiều mẹ bầu chưa biết. Chúng được các bác sĩ ví như “một người bạn thân thiện với bệnh tiểu đường”. Đào giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A và kali. Các hợp chất có trong quả đào đã được các bác sĩ chỉ ra rằng có thể chống lại béo phì và các vấn đề do bệnh tiểu đường gây ra. 

Hợp chất hoạt tính sinh học có trong quả đào cũng có thể chống lại bệnh béo phì và các vấn đề liên quan đến sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra. Thường xuyên ăn đào sẽ giúp giảm viêm, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Trong một quả đào chỉ chứa 59 calo và 14g carbs. 

Quả bơ 

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

 Trong một khẩu phần bơ (38g) chỉ chứa 1g đường và 3g carbs, do đó chúng không gây ra những ảnh hưởng xấu tới mức đường huyết. Nhiều chất béo không no có trong trái bơ giúp kiểm soát lượng insulin chuyển hóa cũng như lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn bơ sẽ giúp cho hệ tim mạch khỏe mạnh và ngăn được các biến chứng về tim. Điều này cũng là nhờ trong quả bơ chứa hàm lượng chất béo lành mạnh, do vậy tăng cholesterol tốt và huyết áp được giữ ở mức lý tưởng.   

Kiwi 

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Nhờ lượng carbs thấp (10g), kali, vitamin C, chất xơ và chỉ có 42 calo, kiwi là một loại trái cây tuyệt vời giúp điều chỉnh lượng đường huyết cho mẹ bầu. 

Chuối 

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Mặc dù được biết đến là một loại quả có hàm lượng đường khá cao nhưng nếu bổ sung đúng lượng và đúng cách thì đây sẽ là trái cây tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Nên chọn những quả chuối hơi xanh. Vì chuối quá chín có chỉ số đường huyết GI rất cao. Ngoài ra nên ăn chuối vào thời điểm xa các bữa ăn. Với bà bầu bị tiểu đường cần lưu ý chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả chuối mỗi ngày. 

Đu đủ 

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ăn đu đủ tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng có GI thấp (GI = 25). Bên cạnh đó, đu đủ cũng có nhiều chất xơ giúp hỗ trợ giảm táo bón. Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn đu đủ. 

5. Bị tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn loại trái cây gì? 

Bên cạnh vấn đề phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì thì cũng cần quan tâm đến những loại hoa quả không nên ăn. Mẹ bầu mắc đái tháo đường cần tránh những loại quả sau: 

Xoài 

Ước tính rằng trong một quả xoài có chứa 46g đường và 50g carbs, là con số khá cao, dễ gây tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là ở thai phụ. Nếu vẫn muốn kết hợp xoài vào trong chế độ ăn uống thì cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ. 

Dứa 

Tương tự như xoài, dứa cũng là loại quả chứa hàm lượng đường và carbs lớn. Trong mỗi cốc dứa tươi có chứa 22g carbs và 120g carb trong một quả dứa, carb cao sẽ khiến lượng đường tăng nhanh quá mức. Do vậy, chúng không phải là một loại quả phù hợp với những người bị tiểu đường, đặc biệt là thai phụ. 

Mít, sầu riêng, vải nhãn 

Những loại quả này đều có hàm lượng đường huyết (GI) cao, không chỉ khiến tăng đường huyết có trong máu mà còn gây nóng, khiến mẹ bầu bị táo bón và nổi mụn. 

Trái cây sấy khô 

Trái cây sấy được coi là phiên bản cô đọng các chất của trái cây tươi, trong đó có cả đường và carbs. Hàm lượng nước bị mất đi khiến các chất khác tăng lên. Ví dụ như một cốc nho tươi và nho khô sẽ có sự khác biệt, Cốc nho tươi chứa khoảng 27,3g carbs trong khi đó một cốc nho khô lại có hàm lượng carbs cao hơn lên đến 114,8g. Nếu mẹ bầu vẫn muốn lựa chọn trái cây sấy khô như một loại đồ ăn vặt tự nhiên, hãy sử dụng những loại trái cây sấy có hàm lượng đường thấp như bưởi, cam... 

6. Lượng trái cây dành cho người bị tiểu đường thai kỳ trong một ngày? 

Thay vì chỉ tập trung bổ sung dinh dưỡng từ một loại trái cây thì nên đa dạng các trái cây khác nhau vì mỗi loại có chứa vitamin và khoáng chất riêng. Mẹ bầu có thể lựa chọn nhóm trái cây ít tinh bột, chứa khoảng 15g bột đường cho mỗi khẩu phần và không nên ăn quá 2 khẩu phần trái cây 1 ngày. Tùy vào mức độ ngọt của từng trái mà mỗi loại nên ăn với khối lượng khác nhau. Ví dụ, hàm lượng đường trong chuối nhiều hơn so với dâu tây nên một phần chuối sẽ ít hơn. Một số khẩu phần trái cây chứa 15g đường: 4 múi bưởi (200g), 2 trái quýt (200g), nửa trái táo lớn (150g), 4 trái mận (400g), nửa trái thanh long (200g), 1 trái chuối (100g), 2 quả kiwi (120g),… 

Dưới đây là danh sách các loại trái cây có hàm lượng đường thấp. 

bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 

7. Lưu ý khi người bị tiểu đường thai kỳ ăn trái cây 

Không phải tất cả các loại trái cây đều nhiều đường như nhau. Các loại trái cây như nhãn, vải, mít… chứa nhiều đường nên sẽ làm tăng đường huyết sau khi ăn nhiều hơn loại còn lại. Do đó, nếu bạn thèm ăn các loại trái cây có vị ngọt, hãy ăn ít hơn thông thường và chỉ ăn ít hơn 1 lần mỗi tuần… Nên ăn các loại trái cây ít đường, nhiều nước như bưởi, thanh long, táo... 

Nên ăn cả xác (chất xơ) của trái cây vì khi được chuyển hóa thành nước ép hoặc sinh tố, nhiều chất xơ bị loại bỏ khiến đường được hấp thu vào máu nhanh hơn. Đối với phụ nữ mang thai, vào buổi sáng thì đường huyết có xu hướng tăng do đó nên ăn trái cây vào buổi trưa và/hoặc buổi chiều, và tránh ăn vào buổi sáng. 

Bổ sung đa dạng trái cây nhưng hãy đảm bảo cơ thể hấp thu đủ dinh dưỡng. Bên cạnh chất xơ thì vitamin B1, B2, B5 giữ vai trò quan trọng vào quá trình trao đổi đường, do vậy nên ăn các loại thực phẩm giàu các vitamin trên. 

 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đã được giải đáp thắc mắc về vấn đề “người tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì”. Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống hợp lý cho dù có bị tiểu đường hay không. Đồng thời các mẹ bầu cũng cần thường xuyên đi khám sức khỏe để kiểm tra mức đường huyết. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời, tránh các biến chứng và ảnh hưởng không mong muốn cho cả mẹ và bé. 

Đang xem: MẸ BẦU ĂN GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng